Trong các bệnh ở hệ tiết niệu, sỏi bàng quang là bệnh phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi. Sỏi bàng quang luôn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm và rất khó lường với sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy bệnh sỏi bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của sỏi bàng quang là gì? Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Điều trị khó hay dễ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

SỎI BÀNG QUANG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY SỎI BÀNG QUANG

Sỏi bàng quang là những khối rắn nằm trong bàng quang được hình thành do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng và kết tinh lại với nhau. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị sỏi bàng quang là do sỏi thận từ trên di chuyển xuống.

Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có một viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi tích tụ lại. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bàng quang không rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu là điều kiện thuận lợi để phát triển sỏi. Điều này có thể do một số bệnh lý sau:

Mũi tên nhấp nháy Phì đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, sỏi thận theo dòng nước tiểu di chuyển xuống bàng quang.

Mũi tên nhấp nháy Dây thần kinh bàng quang bị tổn thương: Thường gặp trong chấn thương cột sống, di chứng sau đột quỵ.

Mũi tên nhấp nháy Các dị tật bàng quang như: phát triển túi thừa, sa bàng quang,…

Mũi tên nhấp nháy Một số dị vật còn sót sau phẫu thuật chỉ khâu, đầu sonde, mảnh đạn,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH SỎI BÀNG QUANG

Trong giai đoạn đầu khi sỏi kích thước còn nhỏ, người bệnh sẽ không gặp bất cứ triệu chứng nào, tuy nhiên những viên sỏi này có thể lớn dần theo thời gian và gây ra những biểu hiện khó chịu như:

Đái ngắt – ngừng: Người bệnh đang đi tiểu bỗng nhiên ngưng lại, cảm giác đau ở dương vật (nam giới) nhưng khi thay đổi tư thế lại có thể tiểu bình thường.

Đái rắt (tiểu rắt): Xảy ra chủ yếu vào ban ngày do người bệnh vận động nhiều, sỏi di chuyển gây kích thích bàng quang.

Đau vùng bụng dưới, lan xuống cơ quan sinh dục. Nước tiểu đục hoặc có màu tối bất thường.

Tiểu ra máu, tiểu buốt ở cuối bãi. Tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là khi vận động mạnh hoặc về đêm.

Tiểu dắt nhiều lần đau bụng dưới là dấu hiệu sỏi bàng quang

Mũi tên nhấp nháyCác triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TỪ SỎI BÀNG QUANG

Bạn cần biết rằng khi sỏi to sẽ chèn ép, bít tắc chỗ nối bàng quang và niệu đạo gây đau buốt vùng hạ vị, bộ phận sinh dục, tầng sinh môn, thậm chí có thể bí tiểu hoàn toàn và do tắc niệu đạo bởi sỏi rơi xuống hoặc nhiễm khuẩn cấp tính làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang gây căng phồng, được gọi là “cầu bàng quang” ở trên xương mu.

Bên cạnh đó còn biến chứng rất nguy hiểm khác là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng (vi sinh vật từ niệu đạo lên bàng quang và từ bàng quang lên thận qua hai niệu quản gây viêm thận). Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm bàng quang (cấp, mạn tính) hoặc teo bàng quang, rò bàng quang, làm nước tiểu chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo.

Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo (nữ giới) hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn làm suy thận. Việc điều trị biến chứng rất khó khăn và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG NHƯ THẾ NÀO?

Chẩn đoán sỏi bàng quang bác sĩ sẽ khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT và X-quang, siêu âm, chụp cản quang đường tĩnh mạch,… qua đó phát hiện được bệnh nhân có bị sỏi bàng quang không?kích thích thước sỏi thế nào?

Mũi tên nhấp nháy Trường hợp sỏi bang quang có kích thước nhỏ: Có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi.

Điều trị sỏi bàng quang bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín

Mũi tên nhấp nháy Với những trường hợp không đái ra sỏi được hoặc sỏi có kích thước nhỏ hơn 3cm thì có thể điều trị nội soi. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser.

Mũi tên nhấp nháy Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.

Phòng khám đa khoa Việt Hải là địa chỉ khám chữa bệnh nam khoa uy tín tại Hải Phòng được đông đảo bệnh nhân tín nhiệm lựa chọn. Thăm khám tại đây bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giỏi trục tiếp điều trị mang đến hiệu quả cao, chi phí hợp lý. Phòng khám còn có dịch vụ y tế chuyên nghiệp, thủ tục tối giản, khám bệnh cả ngoài giờ hành chính.

Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh sỏi bàng quang cũng như các vấn đề liên quan khác, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi đến số Hotline: 0225 657 6666 các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí.